Header

Chuyên gia Hàn Quốc đề xuất 'thu phí rác thải theo khối lượng'

Nguyên thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc cho rằng, nếu khởi động từ bây giờ, Việt Nam có thể thu phí rác thải theo khối lượng trong 5 năm tới.

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp khai mạc cuối tháng 5 vừa qua, đã thiết kế chính sách thu gom rác thải theo khối lượng, người xả nhiều rác sẽ phải trả nhiều tiền hơn thay vì tính phí theo đầu người hay hộ gia đình như lâu nay.

Đối với rác thải sinh hoạt hộ gia đình ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, dự thảo Luật quy định theo hướng tính phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn qua hình thức bán các túi thân thiện với môi trường.

VnExpress phỏng vấn ông Kim In Wan, nguyên thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc - người đã có bảy năm nghiên cứu thực trạng rác thải ở Việt Nam và là cố vấn xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

- Hàn Quốc áp dụng chính sách thu gom rác thải theo khối lượng như thế nào, thưa ông?

- Trước đây Hàn Quốc gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về thu gom, xử lý rác, đặc biệt là việc chưa phân loại rác tại nguồn. Chúng tôi nhận thức vấn đề này và nỗ lực truyền thông để hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn, tạo điều kiện cho tái chế. Tuy nhiên, sau 4-5 năm thực hiện, việc truyền thông không thành công do người dân không có động lực, không được lợi ích gì từ việc này.

Năm 1995, Hàn Quốc quyết định ban hành chính sách thu phí chất thải dựa trên khối lượng, trở thành nước đầu tiên áp dụng việc thu phí theo khối lượng ở phạm vi toàn quốc. Trước đó Nhật Bản cũng áp dụng nhưng chỉ ở một số thành phố.

Phương thức thu phí được thực hiện thông qua việc bán túi thu gom, với giá tùy theo kích cỡ cụ thể của túi. Chính phủ quy định bắt buộc người dân xả thải trong túi này, riêng rác thải có thể tái chế được thì không cần thu gom vào túi.

Giá của túi thu gom chiếm 40% tổng chi phí xử lý rác, nhà nước bù 60% còn lại; đến nay đã nâng lên được 60-70% tùy từng địa phương.


Ông Kim In Wan cầm trên tay túi đựng rác của Hàn Quốc. Ảnh: Gia Chính

- Vì sao ông cho rằng Việt Nam nên áp dụng chính sách thu phí rác thải theo khối lượng?

- Ở Việt Nam hiện nay, tôi thấy việc phân loại rác tại nguồn cũng gần như con số không, tương tự Hàn Quốc trước đây; các giải pháp mang tính phong trào dù có nhưng rất ít và chưa đủ mạnh mẽ.

Có ba mục đích của việc thu phí theo khối lượng. Đầu tiên người nội trợ sẽ tìm cách để tiết kiệm bằng cách phân loại, giảm dùng túi và cố gắng giảm thiểu chất thải phát sinh vì họ thải ra nhiều thì phải trả nhiều tiền.

Thứ hai, việc phân loại sẽ giúp các nhà tái chế dễ lựa chọn ra loại rác có thể tái chế, thay vì đổ lẫn vào nhau và phải mất một công đoạn phân loại như trước kia.

Thứ ba, ở các địa phương, lượng chất thải phát sinh phải chôn lấp, xử lý sẽ giảm đáng kể, trong đó tỉ lệ tái chế sẽ thấp.

- Kết quả đạt được của Hàn Quốc sau khi thực hiện chính sách trên ra sao?

- Lúc đầu ở Hàn Quốc có hai nhóm quan điểm: Một là áp dụng toàn quốc đi kèm với lo ngại sẽ không khả thi vì có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị. Hai là áp dụng ở khu vực thành thị kèm với lo ngại vùng này làm, vùng kia không làm sẽ dẫn tới không đồng nhất.

Sau khi cân nhắc, chúng tôi chọn áp dụng trước ở thành thị (các thành phố lớn, các vùng dân cư tập trung đông kể cả ở nông thôn), các vùng hẻo lánh thì sẽ thực hiện sau.

Khi mới triển khai, chúng tôi phân ra hai loại túi là tái chế và không tái chế được. 15 năm sau quyết định tách đôi loại túi không tái chế được thành hai túi nữa, trong đó có rác thực phẩm (thức ăn, đồ nấu nướng) vì nếu để chung sẽ gây mùi và thực chất loại rác này có thể chuyển thành phân bón.

Khoảng 3-4 năm sau khi chính sách này được ban hành, hệ thống vận hành tốt ở cả thành thị và nông thôn. Kết quả là chất thải phát sinh giảm 16,6% (1994-2001), nếu như năm 1994 mỗi ngày một người thải ra 1.3 kg thì đến năm 2001 chỉ có 1.01 kg. Đồng thời, tỷ lệ tái chế tăng từ 15,7% năm 1994 lên 43,1% năm 2001.

Khó khăn lớn nhất ở Hàn Quốc là ban đầu các gia đình tiếc tiền nên họ không muốn dùng túi thu gom mà dùng túi khác, tránh camera theo dõi ở các điểm thu gom hoặc xả rác ra các khu vực đất trống không có sự giám sát. Để khắc phục, chính quyền địa phương quyết định cơ quan thu gom rác thải sẽ không thu gom những túi rác không đúng chủng loại. Khu vực đấy sẽ trở nên bẩn thỉu, buộc cộng đồng dân cư ở đó phải có cơ chế tự giám sát để ngăn việc xả trộm.

- Theo ông, Việt Nam nên thực hiện việc thu phí rác thải theo khối lượng với lộ trình như thế nào?

- Nếu Việt Nam thực hiện ngay thì mất khoảng 5 năm để việc thu phí theo khối lượng được trơn tru. Đây là câu chuyện của chính quyền địa phương, vì luật chỉ đưa ra khung, còn việc thu ở đâu, như thế nào, thành công hay không thì hoàn toàn ở các địa phương.

Khu vực thành thị ở Việt Nam có thể áp dụng thu phí ngay giống như Hàn Quốc. Tuy nhiên ở nông thôn cần có chính sách riêng.

Để thành công, Việt Nam phải tăng được tỉ lệ tái chế vì việc thu gom dựa trên khối lượng vừa để giảm chất thải, vừa tăng tỉ lệ tái chế. Chính sách này sẽ thất bại nếu tỉ lệ tài chế không tăng được, bởi mọi người vất vả phân loại không để làm gì.

VnEx

No comments

Powered by Blogger.