Header

Chân dung "vua bãi rác" Việt Nam

Đằng sau cái chai nhựa, là một nền văn hóa tiêu dùng, thu gom và tái chế rác thải nhựa đầy khoảng tối.
Tròn sáu mươi năm trước, sản xuất nhựa trở thành một biểu tượng của quyết tâm phát triển kinh tế.
Năm 1958, phong trào Kế hoạch nhỏ của thiếu nhi miền Bắc quyên được tiền xây lên nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền Phong. Nhà máy nhựa đó, vượt qua tư cách một thương hiệu hàng hóa, cho đến tận hôm nay vẫn tồn tại như một huyền thoại về lòng yêu nước và quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc.
Những người con thời chiến Việt Nam, ở thế kỷ 21, vẫn hằn nguyên ký ức về đôi dép nhựa Tiền Phong đầy “ba via”, một đẳng cấp tiêu dùng của thập kỷ 60.
Sáu mươi năm sau huyền thoại Kế hoạch nhỏ, nhựa mang một thân phận mới trong ngành sản xuất. Cùng với sự cải thiện mức sống, hàng gia dụng nhựa trở thành lựa chọn “cực chẳng đã” của người tiêu dùng. Nhưng nhựa lên ngôi ở một khía cạnh khác: bao bì nhựa, chai nhựa cho nước giải khát và túi nylon, trở thành xương sống của nền tiêu dùng nhanh Việt Nam.
Phong trào “Kế hoạch nhỏ” giờ đã được kế thừa bởi một đội ngũ đồng nát đông đảo. Những lao động phi chính thức tìm thấy cơ hội thu nhập ở một nền thu gom rác đầy bất cập. Họ không gom chai nhựa để dựng lên một tượng đài, mà ngược lại, sự kết hợp giữa lực lượng thu rác này, với một chuỗi các cơ sở tái chế và làng nghề nhựa thiếu kiểm soát, tạo thành một lĩnh vực kinh tế nhiều manh mún.
Từ đỉnh cao muôn trượng, nhựa trở thành biểu tượng của một nền kinh tế rối rắm. Trong đó, phần lộ sáng là những ngành hàng tiêu dùng nhanh, nước giải khát và thực phẩm trị giá hàng tỷ USD. Phần nằm trong bóng tối, là đội ngũ thu gom rác trên đường phố, những vựa phế liệu và cơ sở tái chế nằm ngoài tầm với của các quy chuẩn công nghiệp và môi trường.


Nhân vật chính của bài viết này là một cái chai nhựa.
Chiếc chai nhựa PET là biểu trưng cho nền văn hóa nhựa của Việt Nam. Ở giai đoạn đầu trong cuộc tồn tại, chai nhựa PET là thành viên của một ngành kinh tế đang thăng hoa. Ở giai đoạn sau, khi đã trở thành vỏ chai rỗng, nó sẽ tham gia vào một mạng lưới nhằng nhịt của đội ngũ đồng nát và tái chế; trước khi được hóa kiếp nhiều lần để biến thành những loại hàng hóa nhựa phẩm cấp thấp khác, cho đến khi về với an lạc ở bãi rác.
Chiếc chai nhựa PET này, sẽ bắt đầu từ vị trí của một ông vua trong nền tiêu dùng, đi đến vị trí của một ông vua bãi rác, kiêm một kẻ độc tài của môi trường.
Đằng sau số phận của Chai, là thói quen tiêu dùng mới của những cư dân thế kỷ 21; một nền thu gom rác thủ công trong một xã hội chưa kịp thay đổi cách tiếp cận với rác thải suốt một thế kỷ và một nền sản xuất manh mún nhưng đồ sộ cho một thị trường đang phát triển nhưng thiếu quy hoạch. Và trên tất cả, là vấn đề môi trường.
Bảy giờ sáng, Chai bắt đầu cuộc dấn thân của mình vào xã hội Việt Nam. Cửa hàng tạp hóa mở cửa.
Đọc toàn bộ tại đây (PDF)

No comments

Powered by Blogger.