Hội thảo Liên ngành Đại học Kiến trúc Hà Nội - Nâng cao sự hợp tác Quốc tế
Trong 04 ngày từ 13 đến 16/11/2017, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) tổ chức Hội thảo Quốc tế với đề tài: “Những hình thức gia tăng mật độ đô thị mới ở châu Á dưới góc nhìn liên ngành và những vấn đề khi tiếp cận nguồn lực (dịch vụ, nhà ở, việc làm và đất đai)”. Hội thảo thu hút sự tham gia của rất nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao sự hợp tác Quốc tế trên nhiều lĩnh vực giữa Nhà trường với các Tổ chức Quốc tế.
Hình ảnh về hội thảo xem tại các links: Bản tiếng Việt, tiếng Anh, và tiếng Pháp
Hội thảo được Trường Đại học Kiến trúc Hà nội và Viện IRD phối hợp tổ chức với mục đích nghiên cứu và phân tích những hình thức mới nổi của sự gia tăng mật độ dân cư khu vực đô thị, hỗ trợ các Quốc gia đông dân cư Châu Á bằng những chính sách phát triển khu vực, đưa ra lý do tại sao phải tìm ra điểm nhìn chung giữa các Quốc gia Châu Á đông dân cư về vấn đề gia tăng dân số này, đồng thời các chuyên gia sẽ cùng thảo luận một số câu hỏi liên quan.
PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu tại buổi lễ Khai mạc Hội thảo, PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: "Qua hội thảo này, chúng tôi mong muốn nhận được những chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia để cùng đưa ra những giải pháp hữu ích cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho các giảng viên, kiến trúc sư, các nhà quy hoạch và nhà xây dựng."
Buổi hội thảo là sự tập hợp của 100 chuyên gia trong đó có hơn 40 chuyên gia đến từ Pháp, Ấn Độ, Hong Kong đóng góp 30 tham luận về các vấn đề liên quan. Các bài tham luận đề tập trung vào những vấn đề hiện đang thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia trong và ngoài nước.
Trong ngày đầu tiên diễn ra hội thảo, bài tham luận của các chuyên gia chủ yếu tập trung vào vấn đề: Bàn về mật độ đô thị và biến đổi lãnh thổ: sự cần thiết phải phân tích những vấn đề và các loại hình phân tích từ dưới lên trên; Đô thị hoá, mật độ dân số và việc cung cấp các dịch vụ và nguồn lực; Hiện đại hoá ngành phế thải và thực tiễn tái chế tại Delhi (Ấn Độ) và Hà Nội (Việt Nam), Gia tăng sự phân chia quản lý các bùng phát tùy theo loại hình đô thị và các tác nhân ở Ấn Độ và Việt Nam; Mối liên hệ nào giữa mật độ dân số đô thị và hội nhập xã hội? Trường hợp ở Ấn Độ và Việt Nam.
Phần tọa đàm dưới sự điều hành của bà Sylvie Fanchette - Đại diện tổ chức IRD
Tiếp đó, các chuyên gia Hội thảo với phiên thảo luận thứ 2 cùng các chủ đề, các bài báo cáo về các vấn đề: Chính sách quản lý lãnh thổ và đất đai ở các làng đô thị và các khu vực ven đô thị: nghiên cứu so sánh Ấn Độ và Trung Quốc; Tái cơ cấu hệ thống giao thông công cộng vùng ven thành phố mới nổi ở châu Á: quan điểm giao thoa của Jakarta và thành phố Hồ Chí Minh; Nông nghiệp ở vùng ven đô thị: nông nghiệp và phi nông nghiệp ở các làng đô thị và ven đô thị ở Hà Nội và Thượng Hải; Sự sát nhập các khu đô thị mới và khu kinh tế đặc biệt vào đô thị; Sự hòa nhập của các khu ở khép kín với các làng đô thị thông qua việc sử dụng chung các dịch vụ cơ bản và thị trường địa phương ở ngoại ô Calcutta và Hà Nội.
Nội dung của buổi Hội thảo ngày thứ 2, các chuyên gia thuyết trình về một số vấn đề như: các đô thị nhỏ không được công nhận bởi chính phủ và những ngôi làng lớn, Nghiên cứu so sánh các dự án cải tạo khu nhà ổ chuột; Cải tạo khu phố cổ: vấn đề đất đai và nhà ở ở Dhaka và Hà Nội; Làng đô thị, nhà ở và vấn đề cung cấp dịch vụ...Nghiên cứu so sánh các làng đô thị ở Hà Nội và Seoul: sự xuất hiện của các hình thức ở, thực tiễn đô thị và quy hoạch mới.
Kết thúc ngày hội thảo thứ hai là bữa tiệc Gala Dinner vô cùng ấm cúng và thân mật tại nhà hàng Softwater (An Dương, Tây Hồ). Các chuyên gia đã cùng nâng ly chúc mừng sự thành công của hội thảo, thắt chặt mối quan hệ và sự hợp tác với nhau hơn nữa trong tương lai.
Ở ngày tiếp theo, các bài tham luận tập trung vào chủ đề: So sánh quá trình đô thị hoá ở Châu Á và Châu Âu trong các bối cảnh văn hoá xã hội khác nhau. Phương pháp tiếp cận đa ngành của mạng lưới nghiên cứu quốc tế về các thành phố khuếch tán; Trình bày phương pháp eGeopolis để nghiên cứu quá trình đô thị hóa các thị trấn trên 10.000 dân (do S. Fanchette trình bày).
Cũng trong ngày thứ 3 của Hội thảo đã diễn hoạt động triển lãm các hình ảnh và hình vẽ của cuộc thi sáng tác logo của Dự án và vẽ ký họa về hoạt động thu gom và tái chế rác ở Hà Nội do Dự án JEAI Recycurbs Viet phối hợp với Viện Đào tạo và Hợp tác Quốc tế, Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức. Đồng thời, các chuyên gia đã có một chuyến tham quan triển lãm Quy hoạch đô thị Hà Nội tại Trung tâm Quy hoạch Quốc gia.
Kết thúc chuỗi sự kiện hội thảo là hai chuyến dã ngoại vô cùng ý nghĩa và bổ ích tại Long Biên (Hà Nội) và Hà Đông. Các chuyên gia và giảng viên đã cùng nhau lập kế hoạch, tìm hiểu về những nghề truyền thống, cách sinh hoạt, làm việc thường ngày của người dân, để từ đó, thông qua những trải nghiệm thực tế để có cái nhìn chân thực hơn về các đề tài của mình.
Hội thảo không chỉ mang lại những thông tin hữu ích, thiết thực mà còn mang ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế với các tổ chức khoa học công nghệ nước ngoài của trường Đại học Kiến trúc, hướng tới một tương lai tiến xa hơn, mạnh hơn góp phần xây dựng nước nhà “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” và tiến kịp các nước trên thế giới giống như lời phát biểu của PGS.TS Lê Quân: “Tôi hy vọng rằng qua các bài tham luận và qua quá trình thảo luận, với những góc nhìn so sánh, kinh nghiệm và bài học rút ra, chúng ta sẽ tìm ra được những tồn tại và giải pháp khắc phục vì một châu Á ngày càng phát triển và thịnh vượng."
Theo hau.edu.vn
Hình ảnh về hội thảo xem tại các links: Bản tiếng Việt, tiếng Anh, và tiếng Pháp
Hội thảo được Trường Đại học Kiến trúc Hà nội và Viện IRD phối hợp tổ chức với mục đích nghiên cứu và phân tích những hình thức mới nổi của sự gia tăng mật độ dân cư khu vực đô thị, hỗ trợ các Quốc gia đông dân cư Châu Á bằng những chính sách phát triển khu vực, đưa ra lý do tại sao phải tìm ra điểm nhìn chung giữa các Quốc gia Châu Á đông dân cư về vấn đề gia tăng dân số này, đồng thời các chuyên gia sẽ cùng thảo luận một số câu hỏi liên quan.
PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu tại buổi lễ Khai mạc Hội thảo, PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: "Qua hội thảo này, chúng tôi mong muốn nhận được những chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia để cùng đưa ra những giải pháp hữu ích cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho các giảng viên, kiến trúc sư, các nhà quy hoạch và nhà xây dựng."
Buổi hội thảo là sự tập hợp của 100 chuyên gia trong đó có hơn 40 chuyên gia đến từ Pháp, Ấn Độ, Hong Kong đóng góp 30 tham luận về các vấn đề liên quan. Các bài tham luận đề tập trung vào những vấn đề hiện đang thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia trong và ngoài nước.
Trong ngày đầu tiên diễn ra hội thảo, bài tham luận của các chuyên gia chủ yếu tập trung vào vấn đề: Bàn về mật độ đô thị và biến đổi lãnh thổ: sự cần thiết phải phân tích những vấn đề và các loại hình phân tích từ dưới lên trên; Đô thị hoá, mật độ dân số và việc cung cấp các dịch vụ và nguồn lực; Hiện đại hoá ngành phế thải và thực tiễn tái chế tại Delhi (Ấn Độ) và Hà Nội (Việt Nam), Gia tăng sự phân chia quản lý các bùng phát tùy theo loại hình đô thị và các tác nhân ở Ấn Độ và Việt Nam; Mối liên hệ nào giữa mật độ dân số đô thị và hội nhập xã hội? Trường hợp ở Ấn Độ và Việt Nam.
Phần tọa đàm dưới sự điều hành của bà Sylvie Fanchette - Đại diện tổ chức IRD
Tiếp đó, các chuyên gia Hội thảo với phiên thảo luận thứ 2 cùng các chủ đề, các bài báo cáo về các vấn đề: Chính sách quản lý lãnh thổ và đất đai ở các làng đô thị và các khu vực ven đô thị: nghiên cứu so sánh Ấn Độ và Trung Quốc; Tái cơ cấu hệ thống giao thông công cộng vùng ven thành phố mới nổi ở châu Á: quan điểm giao thoa của Jakarta và thành phố Hồ Chí Minh; Nông nghiệp ở vùng ven đô thị: nông nghiệp và phi nông nghiệp ở các làng đô thị và ven đô thị ở Hà Nội và Thượng Hải; Sự sát nhập các khu đô thị mới và khu kinh tế đặc biệt vào đô thị; Sự hòa nhập của các khu ở khép kín với các làng đô thị thông qua việc sử dụng chung các dịch vụ cơ bản và thị trường địa phương ở ngoại ô Calcutta và Hà Nội.
Các chuyên gia thảo luận và đặt câu hỏi cho các diễn giả
Nội dung của buổi Hội thảo ngày thứ 2, các chuyên gia thuyết trình về một số vấn đề như: các đô thị nhỏ không được công nhận bởi chính phủ và những ngôi làng lớn, Nghiên cứu so sánh các dự án cải tạo khu nhà ổ chuột; Cải tạo khu phố cổ: vấn đề đất đai và nhà ở ở Dhaka và Hà Nội; Làng đô thị, nhà ở và vấn đề cung cấp dịch vụ...Nghiên cứu so sánh các làng đô thị ở Hà Nội và Seoul: sự xuất hiện của các hình thức ở, thực tiễn đô thị và quy hoạch mới.
Kết thúc ngày hội thảo thứ hai là bữa tiệc Gala Dinner vô cùng ấm cúng và thân mật tại nhà hàng Softwater (An Dương, Tây Hồ). Các chuyên gia đã cùng nâng ly chúc mừng sự thành công của hội thảo, thắt chặt mối quan hệ và sự hợp tác với nhau hơn nữa trong tương lai.
Ở ngày tiếp theo, các bài tham luận tập trung vào chủ đề: So sánh quá trình đô thị hoá ở Châu Á và Châu Âu trong các bối cảnh văn hoá xã hội khác nhau. Phương pháp tiếp cận đa ngành của mạng lưới nghiên cứu quốc tế về các thành phố khuếch tán; Trình bày phương pháp eGeopolis để nghiên cứu quá trình đô thị hóa các thị trấn trên 10.000 dân (do S. Fanchette trình bày).
Cũng trong ngày thứ 3 của Hội thảo đã diễn hoạt động triển lãm các hình ảnh và hình vẽ của cuộc thi sáng tác logo của Dự án và vẽ ký họa về hoạt động thu gom và tái chế rác ở Hà Nội do Dự án JEAI Recycurbs Viet phối hợp với Viện Đào tạo và Hợp tác Quốc tế, Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức. Đồng thời, các chuyên gia đã có một chuyến tham quan triển lãm Quy hoạch đô thị Hà Nội tại Trung tâm Quy hoạch Quốc gia.
Kết thúc chuỗi sự kiện hội thảo là hai chuyến dã ngoại vô cùng ý nghĩa và bổ ích tại Long Biên (Hà Nội) và Hà Đông. Các chuyên gia và giảng viên đã cùng nhau lập kế hoạch, tìm hiểu về những nghề truyền thống, cách sinh hoạt, làm việc thường ngày của người dân, để từ đó, thông qua những trải nghiệm thực tế để có cái nhìn chân thực hơn về các đề tài của mình.
Hội thảo không chỉ mang lại những thông tin hữu ích, thiết thực mà còn mang ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế với các tổ chức khoa học công nghệ nước ngoài của trường Đại học Kiến trúc, hướng tới một tương lai tiến xa hơn, mạnh hơn góp phần xây dựng nước nhà “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” và tiến kịp các nước trên thế giới giống như lời phát biểu của PGS.TS Lê Quân: “Tôi hy vọng rằng qua các bài tham luận và qua quá trình thảo luận, với những góc nhìn so sánh, kinh nghiệm và bài học rút ra, chúng ta sẽ tìm ra được những tồn tại và giải pháp khắc phục vì một châu Á ngày càng phát triển và thịnh vượng."
Theo hau.edu.vn
Post a Comment